Cách tính điểm trung bình môn HK1, HK2 và cả năm giúp xác định những chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá quá trình cũng như kết quả học tập của học sinh THCS, THPT, sinh viên Đại học. Thông thường, trong hệ thống các trường sẽ có công cụ tính chính xác trong thời gian ngắn. Học sinh cũng có thể tự tính điểm trung bình thông qua công thức cơ bản nhằm đối chiếu lại nếu cần sai sót. Chi tiết cách thực hiện sẽ được chia sẻ tại bài viết dưới đây.
Cách tính điểm trung bình môn học THCS & THPT
Khi tính điểm trung bình tại bậc THCS và THPT sẽ dựa vào nhiều cột điểm thành phần như kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút, kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ. Trong đó, điểm miệng và 15 phút sẽ có hệ số 1, điểm 45 phút và giữa kỳ nhân hệ số 2, cuối kỳ nhân hệ số 3. Cụ thể công thức tính điểm trung bình các học kỳ và cả năm như sau:
Cách tính điểm trung bình môn HK1
Điểm trung bình môn học kỳ 1 được tính khá dễ dàng thông qua những điểm thành phần trong năm học. Bạn hãy ghi lại tất cả các cột điểm và tính điểm trung bình theo công thức sau:
Điểm TBM = (Điểm miệng + 15 phút + 45 phút x 2 + học kỳ x 3)/ 7
Nếu bạn có nhiều điểm thành phần hơn thì hãy tiếp tục áp dụng để cộng vào công thức như trên và chia cho hệ số tương ứng.
Ví dụ: Bạn có các cột điểm thành phần như:
-
- Điểm miệng: 8, 9
- Điểm 15 phút: 7, 8
- Điểm 45 phút: 7, 6
- Điểm học kỳ: 10
- Cách tính điểm TB môn:
Điểm TB = (8 + 9 + 7 + 8 + 7×2 + 6×2 + 10×3)/11 = 8.
Cách tính điểm trung bình môn HK2
Cách tính điểm cấp 2,3 học kỳ 2 cũng thực hiện tương tự như học kỳ 2. Theo đó, điểm TBM học kỳ hai sẽ bằng trung bình cộng của các cột điểm và chia cho hệ số tương ứng.
Ví dụ: Các điểm thành phần môn học là:
-
- Điểm miệng: 8
- Điểm 15 phút: 9
- Điểm 45 phút: 7
- Điểm cuối kỳ: 8
Điểm trung bình môn lúc này sẽ là:
ĐTBM HK2= (8+9 + 7×2 + 8×3)/ 7 = 7.85. Điểm này sẽ được làm tròn lên chứ số thập phân thứ nhất và kết quả điểm là 7.9.
Xem thêm: Đề cương ôn thi THPT Quốc Gia Môn Văn
Cách tính điểm trung bình môn cả năm
Điểm trung bình môn cả năm học sẽ bằng trung bình cộng điểm trung bình môn HK1 và HK2 (điểm trung bình môn HK2 tính hệ số 2).
Công thức tính:
ĐTBM cả năm = (ĐTBM HK1 + ĐTBM HK2 x2)/ 3
Ví dụ:
-
- Điểm trung bình môn học kỳ 1: 6.5
- Điểm trung bình môn học kỳ 2: 7.0
Điểm TB môn cả năm = 6.5 + (7.0 x 2) = 6.8.
Lưu ý: Điểm trung bình môn học kỳ và cả năm sẽ là số nguyên hoặc có một chữ số thập phân.
Xem thêm: TOP 5 phần mềm quản lý điểm thi tốt nhất
Cách tính điểm trung bình học kỳ 1,2 THCS & THPT
Khi đã biết cách tính điểm trung bình môn và tính được hết tất cả các môn, bạn sẽ tính được điểm trung bình HK1,2. Điểm trung bình học kỳ sẽ bằng TBC điểm trung bình môn tất cả các môn.
Ví dụ: Điểm trung bình các môn: Toán: 7.5; Lý: 8, Hóa: 8.1, Sinh: 8, Ngữ văn: 8, Ngoại ngữ: 5.8, Lịch sử: 7.0; Địa lý: 7.5, GDCD: 9.0; GDTC: 7.2, Công nghệ: 8.3 và Tin học: 7.8.
Điểm trung bình học kỳ:
ĐTBHK=(7.5 + 8 + 8.1 + 8 + 8 + 5.8 + 7.0 + 7.5 + 9 + 7.2 + 8.3 +7.8)/12 = 7.68 làm tròn thành 7.7.
Xem thêm: Cách học online hiệu quả đạt điểm cao
Cách tính điểm trung bình cả năm THCS & THPT
Điểm trung bình cả năm sẽ bằng tổng trung bình học kỳ 1 và học kỳ 2 ( học kỳ 2 x2) và chia 3.
ĐTBCN= (ĐTB HK1 + ĐTB HK2 x2)/ 3
Ví dụ: ĐTB HK1: 7.7, ĐTB HK2: 8.2 => ĐTBCN= (7.7 + 8.2 x 2)/ 3= 8.0.
Phân loại học lực học sinh THCS và THPT theo ĐTBM
Thông qua cách tính điểm trung bình môn như trên, học lực của các học sinh sẽ được phân chia thành 5 loại: Giỏi, khá, trung bình, yếu và kém.
-
- Loại giỏi: Điểm trung bình môn của tất cả các môn học từ 8.0 trở lên trong đó điểm trung bình môn văn hoặc toán phải đạt 8.0 trở lên. Đối với những học sinh lớp chuyên có thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên. Và không có điểm trung bình môn nào dưới 6.5.
- Loại khá: Điểm trung bình môn của tất cả các môn học từ 6.5 trở lên trong đó điểm trung bình môn văn hoặc toán phải đạt 6.5 trở lên. Đối với những học sinh lớp chuyên có thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6.5 trở lên. Và không có điểm trung bình môn nào dưới 5.0.
- Loại trung bình: Điểm trung bình môn của tất cả các môn học từ 5.0 trở lên trong đó điểm trung bình môn văn hoặc toán phải đạt 5.0 trở lên. Đối với những học sinh lớp chuyên có thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5.0 trở lên. Và không có điểm trung bình môn nào dưới 3.5.
Xem thêm: Toán Văn Lý là khối gì? Có thể xét tuyển vào ngành nào?
Cách tính điểm trung bình môn Đại học 2023 chi tiết nhất
Đối với bậc đại học, điểm trung bình môn được tính theo quy định Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT. Cách tính không quá phức tạp mọi học sinh đều có thể áp dụng được một cách dễ dàng cụ thể như sau:
Cách tính điểm học phần
Điểm học phần sẽ được xác định từ tổng điểm thành phần theo trọng số tương ứng, điểm sẽ được làm tròn một chữ số thập phân, đồng thời xếp loại theo điểm chữ. Với những điểm đạt, điểm học phần sẽ được xếp loại:
-
- A: 8.5 – 10.0
- B: 7.0 – 8.4
- C: 5.5 – 6.9
- D: 4.0 – 5.4
Những môn học nào không tính vào điểm trung bình và không có sự phân mức cần đạt điểm P từ 5.0 điểm trở lên.
Môn học không đạt sẽ là điểm F: Thấp hơn 4.0
Một số trường hợp khác dùng điểm chữ xếp loại, không tính điểm trung bình học tập:
-
- I: Do sinh viên chưa hoàn thiện môn học do hoãn thi, kiểm tra
- X: Do chưa cung cấp đủ dữ liệu để tính điểm
- R: Học phần sinh viên được miễn thi và công nhận tín chỉ.
Xem thêm: TOP 10 phần mềm quản lý học tập tốt nhất
Cách quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học
Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ đại học khoản 2 điều 10 để tính điểm trung bình, điểm chữ được quy đổi về điểm số:
-
- A quy đổi thành 4
- B quy đổi thành 3
- C quy đổi thành 2
- D quy đổi thành 1
- F quy đổi thành 0
Những điểm chữ nào có trong bảng điểm của sinh viên nhưng không thuộc các trường hợp tính điểm như trên thì sẽ không được tính vào số ĐTB học kỳ, hay năm học và điểm tích lũy. Những học phần, môn học nào không nằm trong yêu cầu chương trình học của ngành bạn đã chọn cũng sẽ không tính vào tiêu chí đánh giá kết quả. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 10 cũng quy định, cơ sở đào tạo theo niên chế và tính theo thang điểm 10 thì cách tính điểm trung bình môn dựa trên điểm học phần sẽ không quy đổi điểm chữ về thang điểm.
Cách tính điểm trung bình tích lũy
Điểm trung bình tích lũy theo tín chỉ sẽ nhân điểm của từng môn học với số tín chỉ tương ứng và sau đó chia tổng điểm cho tổng số tín chỉ.
Trong đó:
-
- A: ĐTB tích lũy/ ĐTB chung một học kỳ.
- ai: ĐTB học phần thứ i
- ni: Số tín chỉ tương ứng học phần ai
- n: Tổng số học phần
Ví dụ: Bảng điểm học phần và số tín theo thang điểm 10:
Toán cao cấp 1, 3 tín chỉ, điểm học phần 8.0
Vật lý đại cương, 3 tín chỉ, điểm học phần 7.5
Tin học đại cương, 2 tín chỉ , điểm học phần 8.2
Hóa đại cương, 3 tín chỉ, điểm học phần 7.0
Thì ĐTB chung học kỳ/ ĐTB tích lũy là:
A = (3 x 8.0 + 3 x 7.5 + 2 x 8.2 + 3 x 7.0)/(3 + 3 + 2 + 3) = 7.76
Cách chuyển đổi điểm sang hệ số 4
Sau đây là cách chuyển đổi điểm cũng như quy định phân loại từ thang điểm 10 sang thang điểm 4 ở bậc đại học:
Thang điểm 10 loại giỏi 8.5 – 8.9 điểm, thang điểm 4 loại A với 3.7
Thang điểm 10 loại giỏi 9.0 – 10.0 điểm, thang điểm 4 loại A+ với 4.0
Thang điểm 10 loại khá 7.0 – 7.7 điểm, thang điểm 4 loại B với 3.0
Thang điểm 10 loại khá 7.8 – 8.4 điểm, thang điểm 4 loại B+ với 3.5
Thang điểm 10 loại trung bình 5.5 – 6.2 điểm, thang điểm 4 loại C với 2.0
Thang điểm 10 loại trung bình 6.3 – 6.9 điểm, thang điểm 4 loại C+ với 2.5
Thang điểm 10 loại trung bình yếu 4.0 – 4.7 điểm, thang điểm 4 loại D với 1.0
Thang điểm 10 loại trung bình yếu 4.8 – 5.4 điểm, thang điểm 4 loại D+ với 1.5
Thang điểm 10 không đạt loại kém dưới 4 điểm, thang điểm 4 loại F với 0
Những môn học nào không thuộc những điểm như trên sẽ không tính vào điểm trung bình tích lũy. Và những học phần không thuộc chương trình đào tạo cũng không tính vào ĐTB tích lũy.
Xem thêm: Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Thi Khối Nào?
Công cụ hỗ trợ tính điểm trung bình môn tốt nhất
Ngoài cách tính điểm trung bình môn theo công thức thủ công, các bạn học sinh, sinh viên có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ tính điểm. Điều này giúp quá trình tổng kết điểm nhanh chóng và chính xác nhất.
Ứng dụng tính điểm trung bình môn THCS, THPT
Tính toán điểm trung bình môn là một quá trình tỉ mỉ, từ việc nhập liệu, tính toán đến việc áp dụng các công thức liên quan. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ đã mang đến những ứng dụng và công cụ giúp quá trình này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Những ứng dụng hữu ích giúp các trường học quản lý thành tích học tập của học sinh hiệu quả được sử dụng phổ biến nhất như Vnedu, Microsoft Excel, Google Sheets, My Study Life, Gradescope, Classcraft…
Ứng dụng tính điểm học bạ Đại học
Khi tính toán điểm trung bình của học bạ để đánh giá khả năng học tập của học sinh khi xét tuyển vào các trường Đại học. Việc sử dụng ứng dụng hỗ trợ bên cạnh nhằm tiết kiệm thời gian nhất có thể bởi số lượng sinh viên lúc đăng ký là rất nhiều. Một số ứng dụng phổ biến và hữu ích để tính điểm học bạ Đại học bao gồm:
-
-
- Ứng dụng tính điểm học bạ của trường Đại học: Một số trường Đại học cung cấp ứng dụng hoặc trang web riêng để học sinh nhập thông tin điểm số và tính toán điểm trung bình theo quy định của trường. Điều này giúp bạn tính toán điểm học bạ một cách chính xác dựa trên cách tính của trường.
- Vietnam University Admissions Calculator (VNUAC): Đây là một ứng dụng trực tuyến cung cấp tính năng tính điểm trung bình học bạ Đại học dựa trên hệ thống điểm 10 của Việt Nam. Bạn cần nhập các thông tin điểm số tương ứng với các môn học và hệ số quy định.
- Ứng dụng tính điểm học bạ Đại học 2023 – Học sinh và phụ huynh: Đây là một ứng dụng trực tuyến trên nền tảng di động giúp học sinh và phụ huynh dễ dàng tính toán điểm trung bình học bạ theo cách tính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ứng dụng cung cấp hướng dẫn cụ thể và tiện ích cho việc xét tuyển Đại học.
-
Với cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT và đại học được chia sẻ như trên sẽ giúp bạn tính điểm, theo dõi kết quả học tập của mình một cách dễ dàng. Từ đó lên kế hoạch và phấn đấu để đạt kết quả học lập tốt nhất. Hãy đón xem những bài viết sau của chúng tôi để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích bạn nhé.