Khi mắc phải các bệnh liên quan đến đau dây thần kinh tọa bạn cần phải có những phương pháp tập luyện cũng như điều trị sao cho hợp lý. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa hiệu quả nhất.
1. BÀI TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐAU THẦN KINH TỌA
Bài tập lưng để cải thiện sự linh hoạt của thắt lưng
Đầu tiên các bạn phải chuẩn bị một tấm thảm hoặc chiếu để có thể nằm lên, sau đó kê thêm gối nhỏ hoặc một quyển sách dưới đầu để tập cho thoải mái. Gập chân sao cho bàn chân vẫn thẳng, 2 đầu gối cong, mở 2 chân bằng hông. Tiếp theo đưa một đầu gối lên hướng ngực, lấy 2 tay ôm chặt đầu gối, kéo từ từ đầu gối đến ngực hết mức có thể trong vòng 20 – 30 giây và hít thở sâu. Trong quá trình này cần kéo ở mức cơ thể chịu được, không nên gắng sức quá. Động tác này thực hiện 3 lần mỗi lần 2 chân.
Bài tập đùi giúp kéo dãn cơ đùi sau
Bạn cần chuẩn bị một vật cố định như nấc thang hay bậc thang, một chân đứng thẳng, 1 chân để lên bậc sau đó chân luôn thẳng, ngón chân duỗi thẳng. Người bạn cần ngả thoải mái về phía trước nhưng lưng vẫn thẳng, thở sâu và giữ trong 20 – 30 giây. Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi 2 chân. Lưu ý lưng luôn giữ thẳng trong mọi tư thế.
Bài tập kéo giãn cơ hình quả lê
Chuẩn bị gối kê đầu và thảm để tập. Nằm thẳng trên thảm, chân trái cong lên, mắt cá chân phải đặt chéo lên đầu gối chân trái. Sau đó giữ chặt bắp đùi trái bằng hai tay đồng thời kéo đùi về phía trước bạn có thể dùng khăn kéo thay tay. Giữ phần hông thẳng, xương cụt trên thảm không nên để xương cụt này trượt khỏi thảm, mông phải kéo căng, giữ nguyên trong vòng 20 – 30 giây, hít thở sâu.
Động tác này cần lặp đi lặp lại 2 đến 3 lần, khung xương chậu luôn được giữ thẳng xong quá trình tập.Nên khởi động trước để làm nóng cơ thể và lựa chọn bài tập cho phù hợp với thể trạng của bệnh nhân. Người bệnh phải kiên trì tập luyện từ 30 – 45 phút mỗi lần tập thể bài tập đạt hiệu quả tối đa. Nếu đang tập mà bị đau thì phải ngưng ngay lập tức, không nên quá sức.
Các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa sẽ giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ đồng thời hỗ trợ điều trị rất tốt giúp điều chỉnh nhịp nhàng hoạt động của nhóm cơ vùng đủi, vùng bụng và vùng thần kinh tọa. Cùng với sự kết hợp vận động giữa các cơ sẽ bảo vệ lưng trước những chấn thương hoặc giãn cơ. Một số nghiên cứu hiện nay cho thấy bệnh nhân kết hợp vật lý trị liệu và sử dụng thuốc đau thần kinh tọa có hiệu quả điều trị tốt, hồi phục nhanh đặc biệt ít tái đi tái lại nhất.
Các bài tập vật lý trị liệu dành riêng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp máu lưu thông hơn, giãn cơ, tăng cường sức mạnh của cơ, phục hồi bệnh đau thần kinh tọa rất tốt. Một lưu ý nhỏ cho động tác này bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân đau thần kinh tọa để lựa chọn bài tập phù hợp sẽ giúp cải thiện cơn đau thần kinh tọa.
Tùy vào tình trạng của người bệnh mà bệnh nhân nên áp dụng các bài tập sao cho phù hợp nhất, bạn nên khởi động nhẹ nhàng trước khi tập và ngưng tập ngay khi có cảm giác đau. Ngoài những bài tập trên thì bệnh nhân cũng có thể tập những động tác sau cũng có tác dụng rất rõ rệt sau một thời gian tập:
Động tác 1: Người bệnh nằm trên một mặt phẳng, từ từ co 2 đầu gối vào ngực, 2 tay ôm đầu gối, lưng thẳng. Giữ tư thế này khoảng 30 giây, sau đó duỗi chân ra và thực hiện lại. Tư thế đơn giản này có tác dụng kéo dãn phần xương cột sống, tạo điều kiện thuận lợi cho phần đĩa đệm bị lồi ra có thể trở về vị trí ban đầu nếu bạn kiên trì tập luyện.
Động tác 2: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống đệm, tay phải giơ thẳng về phía trước kết hợp với chân bên trái duỗi thẳng ra sau giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại 15 lần.
Động tập 3: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, hai khuỷu tay chống xuống đệm sau đó ưỡn ngực và cổ ra sau, giữ lại lúc nào thấy khó chịu nghỉ rồi lặp lại 10 đến 15 lần.
Các bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa hiệu quảCác động tác vật lý trị liệu đau thần kinh tọa
Động tác 4: Người bệnh nằm ngửa, gập hông gập gối hai chân, hai bàn chân vẫn còn chạm đất, ấn lưng xuống đệm đồng thời giữ lại 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần sẽ giảm đau rất hiệu quả.
Động tác 5: Người bệnh nằm ngửa, hai bàn tay úp xuống đặt kế bên nhau và để dưới mông, hai chân chống lên, co gối, gót chân gần đụng mông. Sau đó cần hít vào tối đa giữ hơi và giao động ngả 2 chân qua bên trái rồi qua phải khi đó đầu gối đụng giường đầu cổ quay về bên đối diện với đầu gối. Đồng thời cố gắng hít thêm để mở thanh quản, làm từ 2 – 6 cái, rồi thở ra bằng cách co đùi vào bụng đuổi hơi ra triệt để, hạ chân xuống, nghỉ động tác này cần làm 1- 3 lần.
Bệnh nhân khi làm động tác này sẽ vận động cũng như tập khớp cơ vùng thắt lưng hiệu quả. Đồng thời khí huyết lưu thông mạnh ở vùng bụng dưới, các huyệt quan trọng ở bụng.
Động tác 6: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống đệm, lưng cong lên như lưng con mèo, giữ lại 10 giây rồi hạ lưng xuống, lặp lại 15 lần. Để có thể đạt được hiệu quả tối đa người bệnh cần kiên trì mỗi lần tập tối đa từ 30 – 45 phút.
Chúng tôi vẫn nên khuyên bạn cần lựa chọn những trung tâm vật lý trị liệu có uy tín với đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm có trình độ chuyên môn cao cũng như có nhiều máy móc vật lý trị liệu, các dụng cụ tập vận động để điều trị phục hồi chức năng đau thần kinh tọa.
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐAU THẦN KINH TỌA
Nhiệt trị liệu
Đây chính là phương pháp chiếu đèn hồng ngoại IR, chiếu tia Laser, nhúng parafin, chườm nóng… giúp giãn cơ, kháng viêm, giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu, chuyển hóa dinh dưỡng và bài tiết. Đối với phương pháp này không dùng cho bệnh nhân đau thần kinh tọa do viêm nhiễm cấp tính.
Điện trị liệu
Việc trị liệu thông qua điện xung và điện phân sẽ tăng tuần hoàn đặc biệt tăng sự chuyển hóa ở các mô giúp các cơ thư giãn, khớp sâu hơn… Trong quá trình thực hiện việc điện trị liệu thì người ta còn đưa thêm một lượng thuốc chống viêm vào vùng bị tổn thương thần kinh tọa nhằm tăng hiệu quả thay vì uống thuốc hoặc tiêm thuốc. Mục đích để giảm áp lực tác dụng phụ thường thấy của các dòng thuốc giảm đau này.
>> Xem thêm: Công dụng của thuốc tiffy điều trị cảm cúm
Đây là phương pháp trị liệu có tác dụng giảm sưng, giảm đau đồng thời giảm và phục hồi các tổn thương ở khớp. Khi áp dụng các kỹ thuật xoa bóp ở chân thì phần mềm ở thắt lưng sẽ điều trị được. Các kỹ thuật này dựa trên cơ chế cơ học và phản xạ để tăng tuần hoàn máu đặc biệt là hệ bài tiết chuyển hóa dinh dưỡng, điều hòa bệnh lý, giúp cân cốt được thư giãn. Bệnh nhân khi thực hiện phương pháp này cần nắm được các biểu hiện đau thần kinh tọa để lựa chọn phương pháp giảm đau và trị liệu phù hợp.
Ngoài việc tập luyện bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa thì bạn cũng phải bổ sung thêm chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý để bệnh tình được tiến triển theo chiều hướng tích cực.
Trên đây là các bài tập cũng như những lưu ý khi vật lý trị liệu đau thần kinh tọa hiệu quả các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
Theo dõi fanpage của diễn đàn tuyển sinh Trung Cấp Phương Nam tại : Trung Cấp Phương Nam