Nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, Logistics ra đời như một giải pháp cho nhu cầu sản xuất cũng như phân phối sản phẩm. Vậy Logistics là gì? Ngành Logistics là gì? Cơ hội việc làm ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp rõ qua bài chia sẻ dưới đây của Trung cấp Phương Nam.
Logistics là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Logistics là hậu cần, là quá trình lên kế hoạch kiểm soát luồng. Là một trong những hoạt động chuyên chở, lưu trữ hàng hóa tối ưu trong suốt quá trình từ sản xuất tới người tiêu dùng.
Để có thể hoạt động thuận lợi, cạnh tranh hiệu quả trong lĩnh vực này, các công ty cần đề cao việc cải tiến và quan tâm đến những yếu tố liên quan tới chất lượng, giá cả, số lượng và thời gian của dịch vụ.
Bên cạnh việc thực hiện giao – nhận, ngành Logistics còn diễn ra những hoạt động khác như đóng gói, bao bì, xử lý hàng hóa, luân chuyển, kho, bãi,… Hoạt động Logistics được diễn ra thuận lợi sẽ giúp công ty có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Từ đó giá thành sản phẩm có thể được giảm xuống, mang lại lợi nhuận cho công ty.
Ngành Logistics là gì?
Ngành Logistics là ngành sẽ được đào tạo theo hướng chuyên môn hóa trong lĩnh vực quản lý chuối cung ứng. Học viên sẽ được nghiên cứu sâu về cách vận chuyển đóng gói từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng qua các phương tiện vận chuyển khác nhau.
Hơn nữa, khi học liên quan đến nơi tiêu thụ của hàng hóa, học viên còn được trang bị các kiến thức về xây dựng, marketing, quản lý hệ thống, quản trị chiến lược,…
Học viên sau khi học xong sẽ có thể nắm được các kiến thức chuyên sâu về Logistics, các kiến thức liên quan đến việc quản trị nhân sự, quản trị cửa hàng cung ứng, nghiệp vụ kế toán, tài chính,…được áp dụng tại các hoạt động dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức.
Bên cạnh đó, học viên cũng được rèn luyện các kỹ năng chuyên môn để phục vụ công việc sau này như khả năng phân tích, quy hoạch trung tâm phân phối, khả năng quản trị quy trình phân phối từ trung tâm tới khách hàng.
Có thể xây dựng kế hoạch, tổ chức những khâu như kho bãi, giao nhận, vận tải,…Nắm chắc kỹ năng lập và phân tích việc báo cáo tài chính, kỹ năng quan sát và phân tích được hiệu quả hoạt động ngành Logistics, đưa ra những kiến nghị và đóng góp cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh, thiết kế mạng lưới Logistics.
Học Logistics ra làm gì?
Các công ty Logistics tại Việt Nam đang ngày càng nhiều, nhu cầu tuyển xuất nhập khẩu với những vị trí công việc liên quan tới Logistics cũng từ đó mà tăng lên. Thế nhưng, nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ học Logistics ra làm những công việc như thế nào. Dưới đây là một số vị trí dành cho các bạn có trình độ chuyên môn Logistics:
Nhân viên vận hành kho
- Thực hiện việc nhận đơn hàng từ khách hàng, lên kế hoạch vận chuyển hàng cho khách.
- Giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa, hướng dẫn và điều hành các công tác kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa.
- Lưu trữ, quản lý hóa đơn liên quan đến hoạt động vận hành kho.
- Phối hợp với bên vận tải, khách hàng để giải quyết vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình giao hàng.
Nhân viên chứng từ
- Soạn thảo và xử lý các chứng từ trong xuất nhập khẩu như giấy báo hàng đến, hợp đồng, hóa đơn, vận đơn,…
- Thu thập chứng từ hải quan, giấy tờ, công văn cho các bên liên quan.
Nhân viên cảng
- Thực hiện kiểm tra an toàn lao động, thường xuyên kiểm tra và bảo trì trang thiết bị trong quá trình vận hành.
- Lên kế hoạch và thực hiện việc điều động phương tiện cũng như nhân lực.
- Sắp xếp bố trí các hoạt động tàu ra vào tại cảng.
Nhân viên thu mua
Nhân viên thu mua trong hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò rất quan trọng. Họ giống như những nhà phát triển thị trường trong ngành xuất nhập khẩu. Họ nghiên cứu đặc điểm sản phẩm, thị trường, chất lượng,…để đưa ra những quyết định thu mua cho doanh nghiệp.
Nhân viên xuất nhập khẩu
- Đây là đội ngũ nhân viên tham gia trực tiếp vào những hoạt động đàm phán, kết nối thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu. Công việc này khá hấp dẫn đối với sinh viên chuyên ngành xuất nhập khẩu bởi sinh viên sẽ được ứng dụng toàn bộ kiến thức vào quá trình làm việc.
- Nhân viên xuất nhập khẩu có mức lương khoảng từ 15 triệu đồng cùng nhiều chế độ lương thưởng khác. Và để thực hiện tốt công việc này, bạn cần chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn cũng như khả năng ngoại ngữ tốt.
Nhân viên kinh doanh
- Nhân viên kinh doanh sẽ thực hiện việc cung cấp thông tin cần thiết và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty.
- Quảng bá dịch vụ, chăm sóc khách hàng để mở rộng khách hàng.
- Giám sát, hỗ trợ khi có vấn đề phát sinh để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Nhân viên hải quan
- Thực hiện kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, phân luồng hàng hóa, đảm bảo tính hợp pháp cho hàng hóa.
- Thực hiện khai báo với hải quan qua phần mềm.
- Hướng dẫn nhân viên hiện trường thực hiện các thủ tục thông quan.
Chuyên viên thanh toán quốc tế
- Cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.
- Kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ, đảm bảo đúng quy định luật pháp.
- Giải quyết khiếu nại của khách hàng trong phạm vi giao dịch.
- Lưu giữ tài liệu, sổ sách về công tác kế toán theo quy định ngân hàng.
Nhân viên hiện trường
- Khai báo hải quan tại cảng
- Theo dõi quá trình xếp hàng trực tiếp tại kho
- Tiếp nhận chứng từ từ bộ phận khác và giao hàng cho khách đúng thời hạn thoải thuận
- Báo cáo công việc cho bộ phận phụ trách và ban giám đốc.
4. Cơ hội việc làm của ngành Logistics hiện nay ra sao?
Với những kiến thức và kỹ năng trên, học viên chuyên ngành sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp mở ra. Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các doanh nghiệp làm dịch vụ Logistics, các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận,…Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: khai thác, kế hoạch, marketing, kho vận, kế toán, kinh doanh quốc tế,…
Sự bùng nổ của dịch vụ Logistics đã làm cho nguồn nhân lực của ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng. Thống kê sơ bộ cho thấy Tp HCM hiện có khoảng 800 – 900 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Logistics trong số khoảng 1500 doanh nghiệp cả nước.
Ngành Logistics hiện đóng khoảng 21% GDP cả nước và không ngừng phát triển trong tương lai, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Logistics.
Logistics là ngành học ngày càng phát triển, mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Rất nhiều công ty order hàng Nhật, hàng Trung Quốc như Piget Logistics, Các công ty vận chuyển hàng quốc tế, hàng Mỹ cũng đang tuyển rất nhiều nhân lực, vì thế nhu cầu nhân lực của ngành này là rất lớn. Để phát triển lâu dài trong ngành, bạn vẫn cần phải trang bị cho mình các kiến thức chuyên môn và kỹ năng phục vụ công việc. Nếu cần thêm thông tin tư vấn về ngành Logistic thì hãy liên hệ cho chúng tôi nhé!
Xem thêm: Học ngành giao thông vận tải ra trường làm gì?